Phân loại các bằng lái xe- giấy phép lái xe theo quy định pháp luật Việt Nam

Phân loại các bằng lái xe- giấy phép lái xe theo quy định pháp luật Việt Nam
Ngày đăng: 06/10/2022 03:50 PM

    ♦Bằng lái xe hay còn được gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

    ♦Mỗi loại giấy phép lái xe đều có những đặc điểm, quy định rõ về các loại xe được phép điều khiển, độ tuổi được phép học, giới hạn của bằng.

    Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15.4.2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau:

    ►Bằng lái xe máy, xe ô tô hạng A:

    1. Bằng lái xe hạng A1

    - Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3

    - Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.

    - Thời hạn sử dụng: không thời hạn

    2. Bằng lái xe hạng A2

    - Là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

    - Thời hạn sử dụng: Không thời hạn

    3. Bằng lái xe hạng A3

    - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh bao gồm cả xe lam và xích lô máy, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

    - Thời hạn sử dụng: Không thời hạn

    4. Bằng lái xe hạng A4

    - Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.

    - Thời hạn sử dụng: 10 năm kể từ ngày cấp

    ►Bằng lái xe ô tô hạng B

    ♦ Bằng lái xe ôtô hạng B11: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    - Ô tô dùng cho người khuyết tật.

    ♦ Bằng lái xe ôtô hạng B12: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    - Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe( ô tô bao gồm cả số tự động và số sàn)

    - Ô tô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    - Thời hạn sử dụng: Đối với nữ là kể từ ngày cấp đến năm 55 tuổi; đối với nam là kể từ ngày cấp đến năm 60 tuổi.

    ♦ Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe và người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    - Người lái xe ôtô 4 - 9 chỗ, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn(*oto: số sàn và số tự động)

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

    - Thời hạn sử dụng: 10 năm kể từ ngày cấp

    ►Bằng lái xe hạng C:

    - Người lái xe ô tô 4 - 9 chỗ, ô tô tải kể cả ôtô tải chuyên dùng và ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

    - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

    - Thời hạn sử dụng:5 năm kể từ ngày cấp

    ►Bằng lái xe hạng D

    - Ôtô chở người từ 10 - 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe

    - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.

    - Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp

    **Đây là loại giấy phép lái xe không thể học và thi để cấp bằng trực tiếp mà phải thông qua các khóa học nâng hạng từ B2 lên D hoặc từ C lên D và cùng một số điều kiện khác

    ►Bằng lái xe hạng E:

    - Ôtô chở người trên 30 chỗ

    - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

    - Thời hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày cấp

    ► Các loại bằng lái xe ôtô hạng F (FB2, FC, FD, FE)

    Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ôtô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

    Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2, có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

    - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Người từ đủ 21 tuổi trở lên được thi giấy phép lái xe hạng FB2

    ♦ Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên

    - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Người từ đủ 24 tuổi trở lên được thi giấy phép lái xe hạng FC

    Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.

    - Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

    - Người từ đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FD

    ♦ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

    - Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

    - Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

    - Người từ đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FE. Độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

    - Thời gian sử dụng cho các giấy phép lái xe hạng F : 5 năm kể từ ngày cấp

    ►CÁC ĐIỂU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THI BẰNG LÁI XE A1,A2,A3,A4:

    • Người muốn thi bằng lái đủ 18 tuổi phải là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang sinh sống hợp pháp tại Việt Nam.
    • Những tình trạng sức khoẻ sau không được thi bằng lái xe ô tô:
    • Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
    • Người bị rối loạn tâm thần mạn tính
    • Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo thi đeo kính)
    • Ngưới tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng.
    • Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
    • Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

    ►MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THI NÂNG HẠNG BẰNG LÁI XE/ GIẤY PHÉP LÁI XE HẠNG E,F:

    * ĐỐI VỚI THI NÂNG HẠNG LÊN BẰNG LÁI XE HẠNG E:

    • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
    • Đủ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa (có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên)
    • Nếu như nâng bằng lái hạng D lên bằng lái hạng E thì thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên
    • Nếu như nâng bằng lái hạng C lên bằng lái hạng E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên

    * ĐỐI VỚI THI NÂNG HẠNG LÊN BẰNG LÁI XE HẠNG F:

    • Ngoài điều kiện về việc công dân sinh sống hợp pháp tại Việt Nam thì tuỳ vào hạng bằng FB2, FC,…thì thí sinh phải có đủ bằng B2, C tương ứng để đăng ký nâng hạng.
    • Người từ 27 tuổi trở lên, có ít nhất trên 05 năm hành nghề lái xe, có 100.000 km lái xe an toàn.
    • Đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.

     

     

    Zalo
    Hotline
    Hotline (Trung - Việt)